Kết quả tìm kiếm cho "huyện An Minh (Kiên Giang)"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 9892
Quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy được tỉnh An Giang thực hiện khẩn trương, đúng tiến độ. Hàng trăm đơn vị hành chính, cơ quan, ban, ngành… được thành lập mới, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cũ của 2 tỉnh. Hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức được nhận quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Với sự tiện lợi, giá hợp lý, tiết kiệm được thời gian, nên thức ăn đường phố ngày càng phổ biến đối với nhiều người. Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng kèm theo mối lo lắng về chất lượng và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sau sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng bước sang trang mới, sẵn sàng tâm thế hòa vào dòng chảy lớn để xứng tầm trong bối cảnh đổi mới và có nhiều thách thức của đất nước.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Giang Thành lúc 7 giờ, ngày 1/7, chúng tôi thấy một số người dân đến đây để làm thủ tục hành chính. Đây là địa phương biên giới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất xã Tân Khánh Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, thuộc huyện Giang Thành cũ. Anh Kiến Văn Nam, ngụ xã Giang Thành đến đây làm thủ tục cấp hộ tịch. Anh Nam cho biết thủ tục được thực hiện nhanh, gọn, các cán bộ niềm nở, nhiệt tình.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tỉnh An Giang triển khai khẩn trương, bài bản. Với tinh thần đoàn kết, đổi mới và quyết tâm cao, Đảng bộ tỉnh kỳ vọng tổ chức thành công đại hội, tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Chiều 30-6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị triển khai quyết định nghỉ hưu, nghỉ chế độ chính sách của cán bộ, công chức năm 2025. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn chủ trì hội nghị.